QUY HOẠCH ĐÔNG ANH
Bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh
-
Nội dung bài viết
- 1. Bản đồ quy hoạch Đông Anh chính xác, cập nhật điều chỉnh
- 2. Bản đồ quy hoạch trục Nhật Tân - Nội Bài tỉ lệ 1-500
- 3. Quy hoạch Đông Anh lên thành phố năm 2025
- 4. Bản đồ quy hoạch các dự án lớn ở Đông Anh
- 5. Bản đồ kết nối quy hoạch Đông Anh với quy hoạch chung Hà Nội
- 6. Bản đồ vị trí dự án Đông Anh đang triển khai thực hiện
1. Bản đồ quy hoạch Đông Anh chính xác, cập nhật điều chỉnh
Huyện Đông Anh nằm ở phía bắc sông hồng thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 15 km, có vị trí địa lý như sau:Tổng quỹ đất tự nhiên của huyện với 18.230ha. Phía đông giáp huyện Gia Lâm và thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Phía nam giáp quận Long Biên, quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm. Phía tây giáp huyện Mê Linh và huyện Đan Phượng. Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn với ranh giới là sông Cà Lồ.
Đông Anh có vị trí địa lý thuận lợi và được coi là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô, với nhiều tuyến đường huyết mạch nối liền Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, Đông Bắc (QL3, QL3B, QL18, QL23, QL23B) và quốc tế trên địa bàn như đường 5 kéo dài, đường dẫn cầu Nhật Tân đi sân bay quốc tế Nội Bài, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh. Như vậy, Đông Anh có nhiều lợi thế về vị trí, tiềm năng và thế mạnh có khả năng thu hút thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2030.
Quy hoạch Đông Anh được xây dựng dựa trên cơ sở kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025, định hướng đến 2030. Đồng thời, cập nhật đầy đủ các quy hoạch phân khu đô thị lớn trên địa bàn như: (N1, phân khu N3, phân khu N4, phân khu N5, phân khu N6, phân khu N7, phân khu N8, phân khu N9, phân khu GN, phân khu GNĐB, phân khu GNB, phân khu GNC, phân khu GNA, phân khu R sông Hồng và phân khu R sông Đuống); Quy hoạch chi tiết khu dân cư Đông Anh, Quy hoạch chi tiết 1/500 hai bên đường Nhật Tân - Nội Bài, Thành phố thông minh, Công viên phần mềm, Vinhomes Cổ Loa, Trung tâm triển lãm Quốc gia, Cầu Tứ Liên, Khu đô thị Nam Hồng, Khu đô thị Uy Nỗ - Việt Hùng, khu đô thị NOBLE……
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Đông Anh bao gồm: nhóm đất nông nghiệp có 2.612,62 ha, chiếm 14,07 % diện tích tự nhiên, Đất phi nông nghiệp có 15.955,50 ha, đạt tỷ lệ 85,93%. Trong đó, đất phi nông nghiệp tăng 8.221,89 ha để thực hiện 1197 dự án, đất chưa sử dụng được khai thác đưa vào sử dụng 369,86 ha
Hình 1 : Bản đồ quy hoạch Đông Anh định vị trên Googlemap
Quy hoạch phân khu GNA - Đông Anh
Phân khu đô thị GN(A) thuộc địa giới hành chính các xã: cổ Loa, Đông Hội, Xuân Canh, Mai Lâm - huyện Đông Anh - Hà Nội. Phía Bắc và Đông Bắc giáp sông Hoàng Giang và Phân khu đô thị GN.Phía Tây Nam giáp phân khu đô thị sông Hồng. Phía Tây Bắc giáp phân khu đô thị N8.Phía Đông Nam giáp đường quy hoạch nối Quốc lộ 3 với cầu Tứ Liên và Phân khu đô thị N9. ( Chi tiết tại đây)
Hình 2 : Quy hoạch phân khu GNA - Đông Anh
Quy hoạch phân khu GN - Đông Anh
Thuộc chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng, nằm trên địa giới hành chính của các huyện Mê Linh, Đông Anh và Gia Lâm (30 xã và thị trấn bao gồm: Văn Khê, Đại Thịnh, Mê Linh, Kim Hoa, Thanh Lâm, Tiền Phong, Tráng Việt, thị trấn Quang Minh, thị trấn Chi Đông (Mê Linh), Bắc Hồng, Nam Hồng, Đại Mạch, Kim Chung, Kim Nỗ, Vân Nội, Vĩnh Ngọc, Hải Bối, Tiên Dương, thị trấn Đông Anh, Uy Nỗ, Cổ Loa, Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm, Dục Tú, Việt Hùng, Liên Hà (Đông Anh), Yên Thường, Đình Xuyên, Ninh Hiệp (Gia Lâm) ( Chi tiết tại đây)
Hình 3 : Quy hoạch phân khu GN - Đông Anh
Quy hoạch phân khu GNB - Đông Anh
Thuộc địa giới hành chính các xã Xuân Nộn, thị trấn Đông Anh, Uy Nỗ, Việt Hùng, Liên Hà- Đông Anh ( Chi tiết tại đây)
Hình 4 : Quy hoạch phân khu GNB - Đông Anh
Quy hoạch phân khu GNC - Đông Anh
Khu vực nghiên cứu Quy hoạch phân khu đô thị GNC thuộc địa giới hành chính các xã: Bắc Hồng, Nguyên Khê, Xuân Nộn và Thụy Lâm , - huyện Đông Anh; các thị trấn: Chi Đông, Quang Minh và xã Kim Hoa - huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội. ( Chi tiết tại đây)
Hình 5 : Quy hoạch phân khu GNC - Đông Anh
Quy hoạch phân khu GNĐB - Đông Anh
Phạm vi quy hoạch thuộc các khu vực liên quan đến Khu di tích thành Cổ Loa và phụ cận, trên địa bàn các xã Cổ Loa, Dục Tú, Việt Hùng, Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, được giới hạn bởi: Phía Tây Bắc giáp đường quy hoạch nối Khu đô thị 34 đi Khu công nghiệp Đông Anh; Phía Đông Bắc giáp đường Cổ Loa - Yên Viên; Phía Đông Nam giáp thôn Lý Nhân và sông Ngũ Huyện Khê; Phía Nam giáp đường liên khu vực cầu Đuống đi thị trấn Đông Anh. ( Chi tiết tại đây)
Hình 6 : Quy hoạch phân khu GNĐB - Đông Anh
Quy hoạch phân khu N3 - Đông Anh
Phạm vị nguyên cứu tại thị trấn Quang Minh, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh và xã Nam Hồng, huyện Đông Anh ( Chi tiết tại đây)
Hình 7 : Quy hoạch phân khu N3 - Đông Anh
Quy hoạch phân khu N4 - Đông Anh
Quy hoạch phân khu đô thị N4 thuộc địa bàn các xã Đại Mạch, Võng La, Kim Chung, Kim Nỗ, Hải Bối, huyện Đông Anh. Diện tích nghiên cứu phân khu đô thị N4 khoảng 2.085,64ha. Dự kiến đến năm 2030, dân số khoảng 188.900 người và dân số tối đa đến năm 2050 khoảng 220.000 người ( Chi tiết tại đây)
Hình 8 : Quy hoạch phân khu N4 - Đông Anh
Quy hoạch phân khu N5 - Đông Anh
Địa điểm thực hiện : các xã Nguyên Khê, Bắc Hồng, Tiên Dương, Xuân Nộn, Uy Nỗ và thị trấn Đông Anh - huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Phân khu đô thị được chia làm 3 khu quy hoạch, bao gồm 14 ô quy hoạch và đường giao thông để kiểm soát phát triển ( Chi tiết tại đây)
Hình 9 : Quy hoạch phân khu N5 - Đông Anh
Quy hoạch phân khu N6 - Đông Anh
Phạm vi nghiên cứu tại địa bàn các xã: Nguyên Khê, Xuân Nộn, Thụy Lâm, Liên Hà, Uy Nỗ, Việt Hùng và thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Theo đó, diện tích đất nghiên cứu khoảng 726ha. Dân số khu vực đất dân dụng (khu dân cư hiện có, lưu trú ổn định): Đến năm 2030 khoảng 15.000 người; tối đa đến năm 2050 khoảng 17.600 người. ( Chi tiết tại đây)
Hình 10 : Quy hoạch phân khu N6 - Đông Anh
Quy hoạch phân khu N7 - Đông Anh
Phân khu đô thị N7 diện tích khoảng 1.871,12 ha thuộc địa giới hành chính các xã Bắc Hồng, Vân Nội, Tiên Dương, Cổ Loa, Uy Nỗ, Việt Hùng và thị trấn Đông Anh,huyện Đông Anh.Phân khu đô thị N7 được chia thành 5 khu quy hoạch, bao gồm 23 ô quy hoạch và đường giao thông. Dự kiến dân số Phân khu đô thị N7 đến năm 2030 khoảng 230.000 người, dân số tối đa đến năm 2050 khoảng 240.000 người.( Chi tiết tại đây)
Hình 11 : Quy hoạch phân khu N7 - Đông Anh
Quy hoạch phân khu N8 - Đông Anh
Phạm vi tại các xã Vĩnh Ngọc, Tàm Xá, Xuân Canh, Cổ Loa, Đông Hội thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.tổng diện tích khoảng 688,86ha, dân số tối đa của phân khu 87.000 người. Phân khu N8 được chia thành 2 khu quy hoạch, bao gồm 9 ô quy hoạch và đường giao thông.( Chi tiết tại đây)
Hình 12 : Quy hoạch phân khu N8 - Đông Anh
Quy hoạch phân khu N9 - Đông Anh
Khu vực nghiên cứu Phân khu đô thị N9 nằm ở phía Đông Bắc đô thị trung tâm Hà Nội thuộc địa giới hành chính 01 thị trấn (thị trấn Yên Viên) và 9 xã (xã Yên Viên, Yên Thường, Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Dương Hà, Phù Đổng của huyện Gia Lâm và xã Dục Tú, Mai Lâm, Đông Hội của huyện Đông Anh. ( Chi tiết tại đây)
Hình 13 : Quy hoạch phân khu N9 - Đông Anh
Theo thống kê của UBND huyện Đông Anh năm 2017, huyện có diện tích là 18.230 ha. Dân số năm 2014 là 375.000 người, mật độ dân số đạt 2.060 người/km² và có tới 2,2% dân số theo đạo Thiên Chúa.
Phát triển đô thị Đông Anh trên cơ sở mở rộng thị trấn Đông Anh hiện nay về hai phía tuyến đường vành đai III Hà Nội, khai thác và tận dụng tối đa cảnh quan của sông Hồng, sông Đuống, đầm Vân Trì và khu di tích Cổ Loa. Nối kết với tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hạ Long và cao tốc Thăng Long - Nội Bài, cao tốc Nhật Tân - Nội Bài và đường 5 kéo dài.
Xây dựng mới khu Thể dục thể thao thành phố Hà Nội tại Đông Anh.
Hình thành khu du lịch cao cấp và các khu ressort cao cấp xung quanh đầm Vân Trì.
Xây dựng công viên dọc sông Hồng và sông Đuống, hình thành trục cảnh quan hướng về Hồ Tây và trục Thăng Long của Thủ đô.
Nghiên cứu phát triển kết hợp cải tạo các khu dân cư hiện có tại khu vực Nguyên Khê - Xuân Nộn.
Xây dựng tuyến giao thông nối sân bay quốc tế Nội Bài với trung tâm giao lưu thương mại quốc tế trên tuyến Nhật Tân - Nội Bài và Thăng Long - Nội Bài, hình thành trục trung tâm giao lưu quốc tế của Thành phố trên địa bàn Đông Anh.
Hình thành các khu đô thị mới, tạo lập diện mạo mới cho tuyến đường giao thông cao tốc đi sân bay Nội Bài; khu vui chơi giải trí khai thác cảnh quan đầm Vân Trì.
Xây dựng trục Nhật Tân - Nội Bài là trục động lực kinh tế và trục không gian đô thị kiểu mẫu không những của Đông Anh mà của các thủ đô Hà Nội.
Với hướng tổ chức không gian như trên, Đông Anh sẽ là một thành phố Hà Nội mới hiện đại mang đậm tính đặc trưng của Thăng Long - Hà Nội, là thành phố sinh thái, văn hóa với các khu không gian xanh - mặt nước hài hòa với đô thị. Dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 70 vạn người, giúp giảm áp lực dân số vào Hà Nội cũ.
2. Bản đồ quy hoạch trục Nhật Tân - Nội Bài tỉ lệ 1-500
Hình 14 : Bản đồ quy hoạch trục Nhật Tân - Nội Bài tỉ lệ 1-500, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ( Chi tiết tại đây )
3. Quy hoạch Đông Anh lên thành phố năm 2025
Hình 15 : Bản đồ quy hoạch Đông Anh tỉ lệ 1-5000
Quy hoạch Đông Anh đất theo khu chức năng
Khu sản xuất nông nghiệp (khu vực chuyên trồng lúa nước, khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm):
Khu vực chuyên trồng lúa nước đến năm 2030 của huyện còn lại chủ yếu tập trung ở các xã: Thụy Lâm, Liên Hà, Vân Hà. Trong giai đoạn quy hoạch 2021-2030 bên cạnh phần diện tích đất trồng lúa chuyển sang các mục đích khác sẽ cần có định hướng và giải pháp bảo vệ, cải tạo khu vực trồng lúa nước còn lại. Ngoài ra, sẽ khuyến khích đầu tư vùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp đô thị. Phát triển chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng, xây dựng thương hiệu sản phẩm cho vùng sản xuất trồng trọt, chăn nuôi; kết nối thị trường tiêu thụ, xúc tiến quảng bá sản phẩm, kết hợp phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch góp phần nâng cao giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp địa phương.
Khu vực chức năng phát triển du lịch
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch để Đông Anh trở thành điểm đến hấp dẫn kết nối với các địa điểm du lịch của Thủ đô và khu vực lân cận. Trong đó, đẩy mạnh phát triển hạ tầng, dịch vụ tại các điểm du lịch đã có (di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Cổ Loa, di tích Đền Sái, rối nước Đào Thục, làng nghề Vân Hà, Liên Hà, địa đạo kháng chiến Nam Hồng,...). Ưu tiên, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cuối tuần và các khu du lịch sinh thái phù hợp quy hoạch; thu hút các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển, đồng thời tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác du lịch có chất lượng.
- Đa dạng các sản phẩm du lịch, kết hợp nhiều loại hình du lịch (văn hóa, ẩm thực, tâm linh …); xây dựng thương hiệu các sản phẩm du lịch đặc sản truyền thống của địa phương (bánh Chưng Lỗ Khê, rượu Liên Hà, tương Việt Hùng, bún Mạch Tràng, đậu phụ làng Chài Võng La, gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm, Dục Tú...);
Khu phát triển công nghiệp (khu công nghiệp, cụm công nghiệp):
Tập trung chỉ đạo khai thác, phát huy có hiệu quả các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp hiện có: Nguyên Khê, Liên Hà, Vân Hà và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, đồng thời kêu gọi thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp mới Thụy Lâm, Liên Hà 2, Thiết Bình, Dục Tú,… đồng thời thực hiện tốt công tác phòng chống cháy nổ tại các khu, cụm công nghiệp. Phối hợp hoàn thành việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện và khai thác Khu công nghiệp Đông Anh với quy mô khoảng 600ha theo hướng công nghiệp sạch, công nghệ cao.
Khu chức năng đô thị - thương mại - dịch vụ:
Theo Quyết định số 5858/QĐ-UBND ngày 21/10/2019 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Đề án Đầu tư xây dựng huyện Đông Anh thành quận đến năm 2025. Như vậy, trong kỳ quy hoạch đến năm 2030 toàn bộ 23 xã vùng nông thôn của huyện sẽ chuyển thành Phường và khi đó toàn bộ các xã sẽ mang chức năng khu đô thị theo quy định.
Theo quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội, huyện Đông Anh nằm trong vùng phát triển đô thị lõi và định hướng trở thành một thành phố thông minh, hiện đại bên bờ Bắc Sông Hồng, sẽ là đô thị trung tâm của Thủ đô Hà Nội, với các trục đường lớn, quan trọng đã hoàn thành đưa vào sử dụng; các quy hoạch phân khu đô thị mới, quy hoạch kinh tế xã hội định hướng 2030, quy hoạch chi tiết 2 bên đường Võ Nguyên Giáp.....vv tiếp tục tạo ra tiềm năng, lợi thế cho Huyện thu hút nhiều nhà đầu tư lớn vào đầu tư… Một số dự án lớn được đầu tư trên địa bàn sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần tăng tốc quá trình đô thị hóa, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; bên cạnh đó nguồn lực của Huyện được huy động tối đa để tiếp tục đầu tư hoàn thiện, khớp nối đồng bộ hạ tầng giữa các khu dân cư của Huyện và các khu đô thị hiện đại.
Tiếp tục hoàn thành việc lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các điểm dân cư phát triển đô thị trên địa bàn, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống; đồng thời triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch, khai thác nguồn lực sau quy hoạch và quản lý chặt chẽ quy hoạch đã được duyệt. Trình đề xuất Thành phố cho hoàn thành phê duyệt 02 quy hoạch phân khu còn lại trên địa bàn Huyện (Phân khu GNR Sông Hồng, GNR Sông Đuống) làm cơ sở để thu hút đầu tư và thực hiện đầu tư theo quy hoạch được duyệt; lập và phê duyệt quy hoạch chung xây dựng xã tỷ lệ 1/5000 theo hướng đô thị.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án trọng điểm trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ như: Công viên văn hóa Kim Quy, Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia, Tổ hợp Y tế và chăm sóc sức khỏe công nghệ cao TH, Công viên phần mềm… nhằm tiếp tục thu hút đầu tư và đẩy mạnh phát triển thương mại trên địa bàn Huyện. Đẩy mạnh xã hội hóa, ưu tiên, tạo điều kiện thu hút các hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp đầu tư, phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ tự chọn, trước hết tập trung tại các khu đô thị mới, các khu dân cư tập trung và khu vực trung tâm Huyện theo quy hoạch,… từ đó hình thành nên các chuỗi hoạt động từ nơi ở đến giáo dục - y tế, vui chơi, giải trí - nghỉ dưỡng, đóng góp vào sự phát triển chung của Huyện.
Khu chức năng ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp
Trong giai đoạn 2021 - 2030 huyện Đông Anh sẽ tiến hành quy hoạch xây dựng và chỉnh trang các khu dân cư hiện có, quy hoạch các khu dân cư mới. Trong quá trình xây dựng các khu dân cư, sẽ xem xét đến các yếu tố xây dựng và đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống cây xanh, không gian ở, đồng thời tính toán đến khả năng khép kín khu dân cư góp phần tạo không gian sống hiện đại, tiện nghi. Bên cạnh đó, việc bố trí các điểm dân cư mới cũng cần phải hợp lý, chú trọng đến tính mỹ quan khu vực dân cư, khả năng kết nối với các điểm dân cư hiện có, tạo tiền đề cho quá trình đô thị hoá trong tương lai.
Quan tâm đầu tư đẩy mạnh phát triển TTCN tại các làng nghề truyền thống tại các xã Vân Hà, Liên Hà, Bắc Hồng, Thụy Lâm gắn với đảm bảo môi trường trong các làng nghề. Quyết tâm hoàn thành xây dựng thương hiệu đồ gỗ mỹ nghề Vân Hà - là điều kiện để đẩy mạnh phát triển TTCN trên địa bàn Huyện. Tạo điều kiện khuyến khích, hỗ trợ để duy trì, khôi phục và phát triển một số làng nghề, ngành nghề truyền thống: bún Mạch Tràng; đậu phụ làng Chài; tương Việt Hùng; bánh chưng Lỗ Khê,...
4. Bản đồ quy hoạch các dự án lớn ở Đông Anh
Hình 16 : Bản đồ quy hoạch vị trí vinhomes Cổ Loa và Cầu Tứ Liên
Hình 17 : Quy hoạch vị trí dự án công viên Kim Quy
Hình 18 : Quy hoạch vị trí thành phố Thông Minh Đông Anh
Hình 19 : Quy hoạch hai tuyến đường trọng điểm nối Đông Anh với đường Võ Nguyên Giáp
5. Bản đồ kết nối quy hoạch Đông Anh với quy hoạch chung Hà Nội
Hình 20 : Bản đồ quy hoạch 38 phân khu tại Hà Nội
Trong quan hệ của Đông Anh với vùng phải kể đến những thuận lợi do hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh đã xác lập, đó là:
+ Đường Nội Bài - Việt Trì (54 km).
+ Đường Hà Nội - Thái Nguyên (62 km) - đường quốc lộ 5 mới.
+ Đường 18 - đường sắt Ngọc Hồi Yên Viên, Nhổn - Hà Nội.
+ Đường thủy (sông Hồng).
+ Tuyến đường hàng không với 3 đường băng và ga Nội Bài với hệ thống nhà ga (hiện có nhà ga T1, sẽ xây dựng nhà ga T2) có thể đón 20 triệu hành khách.
Như vậy, bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh nằm trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 cho phép bạn nhìn thấy toàn cảnh khu vực địa lý, hành chính ở đây trong tương lai. Mong rằng, qua bài viết trên, bạn đã hiểu và nắm rõ hơn về vị thế, vị trí địa lý của huyện này theo hiện tại và tầm nhìn về sau khi quy hoạch.
Tìm hiểu thêm về chi tiết hơn về thông tin quy hoạch Đông Anh
6. Bản đồ vị trí dự án Đông Anh đang triển khai thực hiện
BẤT ĐỘNG SẢN BẮC SÔNG HỒNG CUNG CẤP CÁC GÓI DỊCH VỤ CHO KHÁCH HÀNG :
- Đo đạc địa chính, cắm mốc, định vị, phân lô sổ đỏ Đông Anh.
- Mua bán nhà đất Đông Anh đã được kiểm tra quy hoạch Đông Anh 1-500 và pháp lý rõ ràng
- Hỗ trợ tư vấn dịch vụ, thủ tục giấy tờ nhà đất Đông Anh.
- Kiểm tra quy hoạch chi tiết Đông Anh tỉ lệ 1-500 mới nhất.
Moblie - Zalo : 0989109568
Email : nhadatbacsonghong@gmail.com
Website : www.bacsonghong.vn
Facebook Fanpage : Kênh thông tin nhà đất và quy hoạch Đông Anh
Logo nhận diện thương hiệu :
Dự án xung quanh đường dẫn cầu Tứ Liên
22/11/2024
Trong phạm vi 2 bên đường dẫn tương lai sẽ hình thành các khu đô thị như Vinhomes Cổ Loa, khu đô thị G 12, G 13, G 14, G 15, khu công viên văn hóa Cổ Loa, khu sinh thái gần chỗ nút giao với Vành đai 3 và đặc biệt đó là Trung tâm hội nghị quốc gia được Vingroup xây dựng mang tầm quốc tế
Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 Đông Anh
21/11/2024
Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực dân cư trên địa bàn Đông Anh, Dong Anh Future phần mềm duy nhất tại Đông Anh kiểm tra được quy hoạch chi tiết, Vị trí, định vị thửa đất, dự án, khu đấu giá chính xác tuyệt đối
Danh sách các dự án, tuyến đường dự kiến thực hiện và chuẩn bị đấu giá trong thời gian tới tại Đông Anh 16/11/2024
Vành đai 3 Đông Anh 02/11/2024
Dự án đô thị Nhật Tân Nội Bài 19/04/2020
Công viên Kim Quy Đông Anh 21/04/2020
Thiết kế cầu Tứ Liên 11/06/2020
-
Nội dung bài viết
- 1. Bản đồ quy hoạch Đông Anh chính xác, cập nhật điều chỉnh
- 2. Bản đồ quy hoạch trục Nhật Tân - Nội Bài tỉ lệ 1-500
- 3. Quy hoạch Đông Anh lên thành phố năm 2025
- 4. Bản đồ quy hoạch các dự án lớn ở Đông Anh
- 5. Bản đồ kết nối quy hoạch Đông Anh với quy hoạch chung Hà Nội
- 6. Bản đồ vị trí dự án Đông Anh đang triển khai thực hiện