Tìm hiểu về thành phố thông minh và nhà đầu tư Sumitomo - BRG

  • Thứ tư , 22:29 Ngày 09/10/2019
  • Thành phố thông minh ở Đông Anh - Hà Nội sẽ có gì ?

    Dự án Thành phố Thông minh, quy mô gần 4,2 tỷ USD, được Sumitomo liên danh cùng Tập đoàn BRG (Việt Nam) để triển khai xây dựng tại Đông Anh (Hà Nội). Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội được xây dựng theo mô hình với 6 tính năng thông minh vượt trội chính.

    Thành phố Thông minh Đông Anh

    Năng lượng thông minh: Việc sử dụng năng lượng trong Thành phố thông minh sẽ được tối ưu hóa thông qua việc tích hợp giữa hệ thống quản lý năng lượng tòa nhà, căn hộ với hệ thống quản lý năng lượng trung tâm. Năng lượng tái tạo cũng sẽ được ưu tiên sử dụng.

    Giao thông thông minh: Thành phố Thông minh sẽ thiết lập 1 tuyến phố đặc trưng với không gian chung đầy đủ tiện ích và dịch vụ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của cư dân và du khách như cùng nhau học tập, làm việc, gặp gỡ giao lưu…. Cung đường tuyệt diệu này chính là điểm nhấn thể hiện văn hóa đặc sắc của thành phố thông minh.

    Xuyên suốt toàn thành phố, hệ thống giao thông công cộng thông minh sẽ được xây dựng nhằm đảm bảo cho việc di chuyển của cư dân luôn thuận tiện và nhanh chóng. Cư dân tại thành phố thông minh sẽ giảm bớt được việc sử dụng phương tiện cá nhân.

    Sự kết hợp liên hoàn giữa các loại hình vận tải đô thị khối lượng lớn như xe bus và tàu điện ngầm mang đến một phong cách sống khác biệt, hiện đại và tiện nghi.

    Quản trị thông minh: Cư dân sống trong khu đô thị thông minh được bảo đảm an toàn tối đa nhờ hệ thống quản lý an ninh hiện đại. Ngoài ra, toàn bộ khu vực cũng áp dụng hệ thống giám sát, cảnh báo tối tân, kiểm soát ngập úng và tái sử dụng nước mưa.

    Học Tập thông minh: Hệ thống lớp học thông minh kết nối giáo viên từ các nước trên thế giới giảng dạy qua các lớp ảo trên internet, giúp người học có thể tối đa hóa trải nghiệm cá nhân. Đây cũng là nơi hội tụ các trung tâm văn hóa và nghệ thuật giúp cho cư dân có một đời sống tinh thần đặc sắc và phong phú.

    Kinh tế thông minh: Với biểu tượng hoa sen, Tòa tháp Tài chính sẽ là nơi hội tụ điểm nhìn của tất cả du khách khi đến với Hà Nội. Thành phố thông minh cũng là nơi tập trung văn phòng của các tổ chức kinh tế hàng đầu. Thành phố cũng sẽ áp dụng đa dạng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt giúp nâng cao trải nghiệm tiêu dùng thông minh của cư dân

    Đời sống thông minh: Nước hiện diện xuyên suốt và được lấy làm trung tâm, thúc đẩy sự phát triển của các khu vực trong thành phố. Không gian nước, không gian thiên nhiên với không khí trong lành hòa quyện với cuộc sống hiện đại của cộng đồng thông minh. Đây cũng là nơi cư dân tận hưởng các dịch vụ sống đẳng cấp đa dạng như hệ thống khách sạn và dịch vụ nghỉ dưỡng tiêu chuẩn quốc tế. Nhà hàng – nơi ẩm thực Việt Nam giao thoa với ẩm thực thế giới. Và các trung tâm mua sắm – nơi tập trung các thương hiệu lớn trong khu vực và trên thế giới. Tại thành phố thông minh, sức khỏe của người dân luôn được theo dõi và chăm sóc bằng hệ thống kho dữ liệu y tế đồng bộ và hiện đại. Người dân sẽ được tận hưởng các dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn thế giới. Cuộc sống khỏe mạnh của người dân cũng luôn được đảm bảo bởi những trải nghiệm thể thao đa dạng bên cung đường bộ ven cảnh quan thành phố.

    Tìm hiểu về thành phố thông minh BRG Đông Anh

    Thông tin về Tập đoàn BRG 

    Được tạo lập từ năm 1993, với những nỗ lực không ngừng trong suốt hơn 25 năm, Tập đoàn BRG hiện là một trong những tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam. Tập đoàn BRG đã hội tụ và phát triển được đội ngũ nhân lực lớn mạnh với hơn 21.600 CBNV có tri thức, tài năng, chuyên môn cao cùng tâm huyết và hoài bão, luôn nỗ lực hết mình cho mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững của tập đoàn, đóng góp hết sức mình cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

    Thông tin về Sumitomo Corporation

    Là một trong những tập đoàn thương mại và đầu tư lớn nhất của Nhật Bản với lịch sử 100 năm thành lập và phát triển. Vào Việt Nam từ năm 1955 với một văn phòng đại diện và thành lập Công ty TNHH Sumitomo Corporation Việt Nam vào năm 2007, Sumitomo Corporation đã đầu tư và tham gia các dự án nổi bật như: Khu công nghiệp Thăng Long I (Hà Nội), Khu công nghiệp Thăng Long II (Hưng Yên), Khu công nghiệp Thăng Long III (Vĩnh Phúc), Tổng thầu xây dựng đoạn trên cao Tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh (Bến Thành – Suối Tiên), đầu tư các dự án nhà máy điện độc lập như Nhiệt điện Phú Mỹ 2-2, Nhiệt điện Vân Phong 1.

    Giữa lúc dòng vốn đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản vào Việt Nam có vẻ khá lặng lẽ vì thiếu vắng dự án lớn, thì Sumitomo đã gây bất ngờ lớn khi trong cùng một ngày (6/10), đã động thổ 2 dự án lớn tại Việt Nam.

    Một là Dự án Thành phố Thông minh, quy mô gần 4,2 tỷ USD, được Sumitomo liên danh cùng Tập đoàn BRG (Việt Nam) để triển khai xây dựng tại Đông Anh (Hà Nội). Và dự án còn lại, là Nhiệt điện BOT Vân Phong 1, vốn đầu tư 2,58 tỷ USD, mà Sumitomo đã theo đuổi ròng rã 12 năm.

    Hai dự án lớn được động thổ trong cùng một ngày không chỉ cho thấy rõ tham vọng ngày càng lớn của Sumitomo tại thị trường Việt Nam, mà còn làm “nóng” lên dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam.

    Sumitomo là một trong những nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư lớn và trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam. Chỉ từ đầu năm tới nay, tập đoàn này đã có nhiều động thái quan trọng nhằm mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

    Sumitomo đã cùng với công ty hậu cần Suzuyo và một quỹ công tư Nhật Bản chi khoảng 4 tỷ yên (37 triệu USD) để mua 10% vốn tại Công ty cổ phần Gemadept. Động thái này của Sumitomo được cho là nhằm nắm bắt nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ logistics nhờ xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

    Cũng để đón đầu sự dịch chuyển này, thông tin gần đây cho biết, Sumitomo đã quyết định chi thêm 177 triệu USD để mở rộng 2 khu công nghiệp Thăng Long II và Thăng Long III mà Tập đoàn đã đầu tư ở Hưng Yên và Vĩnh Phúc.

    Thông tin cho biết, nhiều công ty Nhật Bản đang quan tâm đến việc chuyển vào các khu công nghiệp của Sumitomo, vì muốn tìm cách đa dạng hóa rủi ro sản xuất, sau các mức thuế mà Mỹ và Trung Quốc áp đặt lẫn nhau.

    Thông tin thêm

    Không chỉ là Sumitomo, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã và đang tiếp tục bày tỏ mối quan tâm đến thị trường Việt Nam. Hãng bán lẻ đồ thời trang của Nhật Bản là Stripe International, sau khi thâu tóm hãng thời trang NEM vào 2 năm trước, mới đây tiếp tục chi tiền để giành quyền sở hữu hệ thống các cửa hàng của hãng giày dép, túi xách Vascara.

    Lý do để Stripe có quyết định trên, theo ông Harigae Tsutomu, Chủ tịch HĐQT Stripe Saigon, là vì họ nhìn thấy “tiềm năng” của thị trường thời trang Việt Nam, đặc biệt là ngành giày dép, túi xách.

    Trong khi đó, thông tin gần đây cũng cho biết, Hãng Sharp sẽ xây dựng một nhà máy mới tại Việt Nam để chuyển sản xuất màn hình LCD lắp cho ô tô bán tại Mỹ từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm tránh mức thuế mới được áp đặt trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

    Tương tự, Kyocera sẽ chuyển dây chuyền sản xuất máy photocopy và máy in đa năng cho thị trường Mỹ từ Trung Quốc sang Việt Nam. Trước nay, nhà máy của Kyocera tại Việt Nam sản xuất hàng xuất sang châu Âu, còn nhà máy ở Việt Nam sản xuất hàng sang Mỹ, thì nay, để tránh những tổn thất của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, kế hoạch hoán đổi sản xuất sẽ được áp dụng.

    Những thông tin trên rõ ràng cho thấy, các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn dành nhiều sự quan tâm đến điểm đến đầu tư Việt Nam. Một bằng chứng rõ ràng khác, là tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt Nam, được tổ chức tại Tokyo (Nhật Bản) vào đầu tháng 7/2019, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, rất đông các nhà đầu tư Nhật Bản mong muốn có thể sớm xúc tiến các kế hoạch đầu tư tại Việt Nam.

    Ở chiều ngược lại, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã bày tỏ mong muốn dòng vốn đầu tư chất lượng cao từ Nhật Bản sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam, nơi đang trở thành “công xưởng” của thế giới. “Đây chính là thời cơ để các doanh nghiệp Nhật Bản đóng góp vào tăng trưởng và xuất khẩu ở Việt Nam”, Thủ tướng nhấn mạnh như vậy.

    Và tại hội nghị đó, Thủ tướng Chính phủ đã chứng kiến lễ trao 32 giấy chứng nhận đầu tư và biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) giữa các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam với các nhà đầu tư Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực, với tổng giá trị hơn 8 tỷ USD.

    Tuy nhiên, điều quan trọng là làm sao biến các thỏa thuận này trở thành hiện thực. Bởi thực tế, số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, 9 tháng đầu năm nay, các nhà đầu tư Nhật Bản mới đăng ký đầu tư vào Việt Nam trên 3,067 tỷ USD (trong đó có gần 510 triệu USD đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần). Nhật Bản đã tụt xuống hàng thứ 4 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam kể từ đầu năm tới nay và chỉ “nhỉnh” hơn phần đầu tư của Trung Quốc chút ít.

    Một nghiên cứu của Cục Đầu tư nước ngoài gần đây cho biết, Nhật Bản đã thay thế Mỹ trở thành nước có đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới. Vốn đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản đã đạt trên 100 tỷ USD liên tục trong 8 năm gần đây. Ngoài đầu tư vào Mỹ, thì Nhật Bản đang gia tăng đầu tư ở châu Á, đặc biệt là Singapore, Ấn Độ và Hàn Quốc. Chỉ trong năm 2018, vốn đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản vào châu Á đã tăng gần 29%, đạt kỷ lục 52,6 tỷ USD.

    Bài viết liên quan