Sổ hồng là gì? Sự khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ

  • Thứ hai , 14:10 Ngày 07/10/2019
  • 1. Sổ hồng là gì? Sổ hồng có đặc điểm thế nào? 

    Sổ hồng là gì?

    Sổ hồng là gì?


    a. Sổ hồng là gì? 
    Sổ hồng là tờ giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở được Bộ Xây Dựng ban hành. Trong đó, có ghi rõ việc sở hữu nhà ra làm sao,  đất thuộc quyền sử dụng riêng hay chung, đất được cấp là nhà riêng đất hay nhà chung đất giống như nhà chung cư. Trên thực tế, sổ hồng còn gọi với tên “giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”.
    b. Sổ hồng có đặc điểm thế nào? 
    Sổ hồng mang những đặc điểm riêng, không lẫn với các mẫu sổ khác như: 
    + Trong sổ hồng thể hiện đầy đủ các thông tin về quyền dùng đất như: 
    - Quyền sử dụng đất ở
    Số thửa đất
    Số tờ bản đồ
    Số diện tích
    Loại đất 
    Thời hạn sử dụng 
    - Quyền sở hữu nhà ở
    Diện tích xây dựng 
    Số diện tích sử dụng chung, riêng 
    + Sổ do ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, để làm tối ưu hóa quyền lợi, phục vụ người dân tốt nhất, nhà nước cho phép UBND cấp tỉnh được ủy quyền cấp sổ hồng cho UBND cấp xã, quận trong khu vực mà ủy ban quản lý 
    + Sổ hồng không có giá trị vĩnh viễn mà chỉ có thời hạn tạm thời, lâu dài
    + Sổ hồng không được phép vi phạm các quy định của luật đất đai. Bởi nếu vi phạm, bạn chắc chắn sẽ bị phạt hoặc nặng nề hơn, hoàn toàn có thể bị tịch thu quyền sở hữu bất cứ lúc nào     


    2. Sự khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ

    Sự khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ như thế nào?

    Sự khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ như thế nào?

    Để giúp bạn đọc thấy rõ sự khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ, Bắc Sông Hồng đã làm bảng so sánh giữa 2 loại sổ này dưới đây: 

    Điểm khác biệt 

    Sổ đỏ

    Sổ hồng

    Định nghĩa 

    Sổ đỏ là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất (theo khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai 2003)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Sổ hồng là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở được cấp cho chủ sở hữu theo quy định:

    - Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

    - Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

    (Theo Điều 11 Luật Nhà ở 2005).

     

     

    Cơ quan ban hành

    Do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

    Do Bộ Xây dựng ban hành

    Màu sắc

    Màu đỏ

    Màu hồng nhạt

    3. Điều kiện để được cấp sổ hồng là gì? 

    Điều kiện để được cấp sổ hồng là gì?

    Điều kiện để được cấp sổ hồng là gì?


    Để được cấp sổ hồng, bạn cần phải thỏa mãn 1 số điều kiện sau đây theo quy định tại điều 100, luật đất đai 2013:
    “Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
    1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
    a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
    b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
    c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
    d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
    đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
    e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
    g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
    2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
    3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
    4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
    5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”


    4. Làm sổ hồng mất bao lâu thời gian?

    Làm sổ hồng mất bao lâu thời gian?

    Làm sổ hồng mất bao lâu thời gian?


    Đối chiếu theo Nghị định số 01/2017/NĐ-CP, tại điều số 61, có thể thấy rằng, thời gian làm sổ đỏ mất bao lâu đã được quy định rất rõ ràng như sau: 
    “Điều 61. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
    1. Thời gian thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:
    a) Giao đất, cho thuê đất là không quá 20 ngày không kể thời gian thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng;
    b) Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày.
    2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:
    a) Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 30 ngày;
    b) Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức đầu tư xây dựng là không quá 15 ngày;
    c) Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thay đổi tài sản gắn liền với đất là không quá 15 ngày;
    d) Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp trúng đấu giá quyền sử dụng đất; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức, chuyển đổi công ty; thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, nhóm người sử dụng đất là không quá 10 ngày;
    đ) Tách thửa, hợp thửa đất; thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý là không quá 15 ngày;
    e) Gia hạn sử dụng đất là không quá 07 ngày;
    g) Xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất là không quá 05 ngày;
    h) Đăng ký xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề là không quá 10 ngày;
    i) Đăng ký biến động do đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất hoặc thay đổi hạn chế quyền sử dụng đất hoặc thay đổi về nghĩa vụ tài chính hoặc thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký là không quá 10 ngày;
    k) Chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất là không quá 30 ngày;
    l) Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày;
    m) Xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 03 ngày;
    n) Đăng ký, xóa đăng ký thế chấp, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất là không quá 03 ngày;
    o) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng là không quá 05 ngày;
    p) Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là không quá 07 ngày; trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày;
    q) Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất là không quá 10 ngày;
    r) Thời gian thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp là không quá 10 ngày.
    3. Thời gian thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai:
    a) Hòa giải tranh chấp đất đai là không quá 45 ngày;
    b) Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là không quá 45 ngày;
    c) Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không quá 60 ngày;
    d) Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là không quá 90 ngày;
    đ) Cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là không quá 30 ngày.
    4. Thời gian quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
    Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
    Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.
     
    5. Thời gian thực hiện đồng thời nhiều thủ tục hành chính về đất đai do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không quá tổng thời gian thực hiện các thủ tục đó theo quy định tại Điều này.”
    5. Phí phải nộp khi làm sổ hồng là bao nhiêu? 
    Về phí phải nộp khi làm sổ hồng, có 3 loại lệ phí bạn bắt buộc phải nộp, đó là: 
    Lệ phí trước bạ 
    Thuế thu nhập cá nhân 
    Các loại phí địa chính 

     

    STT

    Tên khoản nộp 

    Quy định về khoản nộp 

    1

    Lệ phí trước bạ 

    Tại thông tư số 02/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính có nói rõ:

     “- Lệ phí địa chính là khoản thu vào tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được ủy quyền giải quyết các công việc về địa chính.

    - Mức thu: Tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, đảm bảo nguyên tắc sau:

    + Mức thu tối đa áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh, như sau:

    * Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:

    Mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.

    Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.

    * Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: Không quá 28.000 đồng/1 lần.

    * Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: Không quá 15.000 đồng/1 lần.

    + Mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các khu vực khác: Tối đa không quá 50% mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh.

    + Mức thu tối đa áp dụng đối với tổ chức, như sau:

    * Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:

    Mức thu tối đa không quá 500.000 đồng/giấy.

    Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho tổ chức chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy.

    Trường hợp cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận: Mức thu tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp.

    * Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: Không quá 30.000 đồng/1 lần.

    * Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: Không quá 30.000 đồng/1 lần.

    + Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất  ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực thi hành (ngày 10/12/2009) mà có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận.

    + Miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn.

    Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và các phường nội thành thuộc thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh được cấp giấy chứng nhận ở nông thôn thì không được miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận.”

    2

    Thuế thu nhập cá nhân 

    Bằng 2% tổng giá trị tài sản ghi trong hợp đồng 

    3

    Các loại phí địa chính 

    “- Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính tối đa không quá 1.500 đồng/m2

    - Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất mức thu cao nhất không lớn hơn 7.500.000 đồng/hồ sơ

    - Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai mức thu phí tối đa không quá 300.000 đồng/hồ sơ, tài liệu (không bao gồm chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu).

    - Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: Không quá 28.000 đồng/1 lần.

    - Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: Không quá 15.000 đồng/1 lần.”

    Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Sổ hồng là gì? Sự khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ được biết thêm nhiều thông tin chi tiết hơn về vấn đề này! 

     

     

     

    Bài viết liên quan
    • Đông Anh – Nơi an cư lạc nghiệp – Đầu tư sinh lợi lý tưởng
    • Đông Anh – Nơi an cư lạc nghiệp – Đầu tư sinh lợi lý tưởng

      27/05/2019

      Đông Anh là nơi phát triển trong tương lai có môi trường tự nhiên xanh sạch đẹp, không gian sống thoáng đãng, vùng đất cát lợi nhiều sinh khí, phong thủy hợp hòa, giống như Singapo thứ 2 ngay tại Hà Nội.  Đông Anh phát triển phù hợp với quy luật chung của thế giới vì các đô thị lớn của thế giới hiện nay đều có xu hướng phát triển về hướng sân bay, cảng biển hay theo các con sông lớn.

    • Quy trình thực hiện thủ tục sổ đỏ ở Đông Anh
    • Quy trình thực hiện thủ tục sổ đỏ ở Đông Anh

      16/05/2021

      Chúng tôi cung cấp dịch vụ sổ đỏ Đông Anh bao gồm : dịch vụ đo đạc, dịch vụ kiểm tra quy hoạch, tách hợp thửa đất, sang tên, chuyển nhượng, cho tặng, phân chia di sản thừa kế, cấp đổi sổ đỏ, đăng ký biến động, đăng ký xóa thế chấp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ao, vườn lên đất ở.