KINH NGHIỆM TƯ VẤN
Kinh nghiệm nhận bàn giao nhà chung cư – 27 Điều cần làm
1. Những vật dụng, giấy tờ cần mang theo
Khi đi nhận bàn giao nhà chung cư, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những vật dụng, giấy tờ sau đây:
- Hợp đồng mua bán, phụ lục hợp đồng đi kèm (trong đó ghi chi tiết những trang thiết bị của chủ đầu tư khi bàn giao căn hộ).
- 01 bản vẽ mặt bằng có ghi đầy đủ kích thước chung cư (Chiều dài, rộng, cao)
- 01 tua vít nhỏ, bút thử điện hay đèn ngủ (Loại cắm được trực tiếp vào ổ)
- 01 xô hoặc chậu đựng nước
- 01 thước dây loại cứng, thước kẻ, bút bi
- 01 đèn pin hay điện thoại có gắn đèn pin
- Ghế loại cao hoặc thang đứng nhằm kiểm tra trần (kiểm tra cả phần nối ống thông gió nhà vệ sinh)
Đi bàn giao, nhận nhà chung cư cần có giấy tờ đầy đủ
2. Những hạng mục cần kiểm tra
2.1. Hệ thống điện nước trong căn hộ chung cư
a. Hãy tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng, cẩn thận các ổ điện xem chúng đã được đấu nguồn điện chưa? Số lượng ổ cắm là bao nhiêu? Nếu thấy thiếu, hãy yêu cầu chủ đầu tư xem xét, bố trí lại để phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình bạn
b. Hãy kiểm tra hệ thống đèn trần, nhà bếp, đèn ở ban công, nhà vệ sinh xem chúng đã hoạt động ổn định chưa? Có hiện tượng nứt vỡ hay không?
c. Hãy kiểm tra hệ thống máy điều hòa xem nó chạy như thế nào? Có ổn định hay phát ra những tiếng kêu lạ không? Cục nóng của máy bị rò rỉ không? Đường ống có gọn hay bị nhô ra ngoài?
d. Với khu vực nhà vệ sinh, bạn nên kiểm tra kỹ hệ thống thoát sàn. Đảm bảo nó được thoát nước tốt, nắp thoát sàn có gặp trục trặc nào không? Sàn có bị đọng khi dội nước?
e. Hãy kiểm tra lực nước từ vòi chảy ra yếu hay mạnh? Vòi hoa sen có bị rỉ nước không? Nếu có vấn đề, yêu cầu thay thế ngay.
f. Kiểm tra bình nóng lạnh xem đường ống cũng như đường điện đã có dây mát với chức năng chống giật an toàn hay chưa?
Cần kiểm tra hệ thống điện nước kỹ khi bàn giao, nhận nhà
2.2. Nội thất của căn hộ chung cư
a. Hãy kiểm tra xem cánh tủ bếp, quần áo mở có dễ dàng, có bị lệch hay không?
b. Kiểm tra xem những thiết bị trong phòng có đầy đủ ổ cắm điện chưa?
c. Hãy kiểm tra xem những ray trượt ngăn kéo liệu có bị rỉ sét không? Trượt có êm không? Nếu chưa, hãy yêu cầu thay mới.
d. Kiểm tra xem những thiết bị như: Bếp điện, từ, ...có vấn đề kỹ thuật nào không? Hỏng hóc ở đâu không? Nếu có, báo ngay với chủ đầu tư nhằm tìm biện pháp khắc phục
e. Kiểm tra toàn bộ sàn gỗ ở các phòng xem chúng có bị ép, lún, phồng, sứt hay không? Có khe hở với len tường không? Liệu có gặp tình trạng rộp do thấm nước hay không?
f. Hãy kiểm tra phần cửa ở các phòng trong căn hộ xem chúng đã được lắp chuẩn chưa? Bàn lề có hiện tượng cong vênh không? Tay nắm, ốc vít liệu có hoen rỉ?
g. Kiểm tra những ổ khóa tại cửa ra vào xem có bị rỉ sét, kẹt hay hỏng hóc chỗ nào không?
h. Kiểm tra những nẹp, rèm cửa ra vào nhà vệ sinh đã khít chưa? Có bị hở gì không? Nếu có hãy đề nghị chủ đầu tư xử lý.
2.3. Sàn gỗ, sàn gạch
- Bạn hãy yêu cầu ghi rõ xuất xử, kiểu loại, thông số kỹ thuật, đặc tính của sản phẩm lắp đặt trong căn hộ.
-Hãy yêu cầu được xem giấy bảo hành sản phẩm đầy đủ
a. Về phần sàn gỗ
+ Màu sắc: Cần phải đều màu, kiểu tra lớp phủ vân trên bề mặt để nếu thấy xây xước yêu cầu thay ngay
+ Kiểm tra độ phẳng của sàn bằng thước nhôm kèm đèn pin
+ Kiểm tra những khe hở giữa hai tấm gỗ. Nếu hở lớn thì yêu cầu sửa lại
+ Kiểm tra toàn bộ mặt sàn xem có chỗ nào nó bị phồng, rộp hay không?
+ Tự đi lại trên sàn, nhún lên để xem sàn có phát tiếng kêu lạ gì không
+ Kiểm tra nẹp chân tường: Đồng màu, vị trí nối phải đối đầu với nẹp chân tường phải phẳng, không bị vênh, không có các nốt đinh trên mặt nẹp. Ngoài ra, những đoạn nối không quá ngắn, điểm tiếp giáp giữa nẹp và sàn không để lộ khe theo mặt đứng và mặt bằng. Nếu thấy hở ở mặt bằng, tức sàn bị hụt. Ngược lại, hở ở mặt đứng do nẹp bị lẹm hay cong
b. Về phần gạch ốp
- Các mạch ốp đòi hỏi phải thẳng, đều, sắc nét. Đồng thời, độ phẳng của mạch ốp trong trường hợp ốp phẳng không được sai lệch quá nhiều so với tiêu chuẩn: 1 mm (khi chiều rộng của mạch nhỏ hơn 6), 2 mm (khi chiều rộng mạch bằng hoặc lớn hơn 6 mm).
- Toàn bộ bề mặt kết cấu cần phải được làm sạch vữa, bột chít và các vết bẩn trên bề mặt ốp.
- Kiểm tra chất lượng ốp cần tiến hành theo trình tự thi công. Bao gồm các tiêu chuẩn sau:
+ Độ phẳng của mặt ốp
+ Độ đặc chắc, bám dính của nền ốp
+ Độ đồng đều của mặt ốp về màu sắc, hoa văn trang trí
Chú ý: Mặt ốp cần thỏa mãn những yêu cầu sau:
+ Mặt ốp phải đảm bảo đúng kích thước, kiểu dáng theo yêu cầu thiết kế
+ Vật liệu ốp phải đúng quy cách, kích thước, màu sắc, mẫu mã. Không được cong, sứt mẻ, có trầy xước
+ Màu sắc của mặt ốp phải làm bằng vật liệu nhân tạo, có tính đồng nhất
+ Các mạch ốp ngang dọc phải thực sự sắc nét, đầy vữa và đều thẳng
+ Vữa trái trên kết cấu phải có tính chắc, đặc. Vỗ lên mặt ốp không có tiếng bộp. Nếu bị bộp và lỏng chân phải tháo ra, lắp lại hoàn chỉnh
+ Trên bề mặt ốp, không được có các vết nứt, vết ố do sơn, vữa, vôi hoặc các loại hóa chất gây ra.
+ Kiểm tra bằng thước với độ dài 2 mét, đặt áp sát vào mặt ốp, khe hở giữa thước với mặt ốp không được quá 2 mm
2.4. Các loại cửa nhôm, cửa gỗ, cửa sổ, cửa bếp
- Về màu sắc: Phải đồng đều, không bị lệch tông giữa các cửa và trong tổng thể toàn bộ cửa. Ngoài ra, không bị cháy đen ở các góc có nẹp trang trí
- Hoàn thiện phải nhẵn mịn, không bị thô ráp, không có bọt khí nổi trên bề mặt (Kiểm tra bằng cách sử dụng tay mà xoa lên mặt của gỗ)
- Cánh lắp phải thẳng: Được kiểm tra bằng cách mở cửa ra khoảng chừng 45 độ. Cánh không tự đóng hay tự mở
- Kiểm tra bản lề xem chúng đã sạch chưa? Nó không được dính sơn PU, các đầu vít không có dấu hiệu bị toét, xước xát. Ngoài ra, nó phải đục chìm vào trong khuôn, không lắp nổi trên bề mặt khuôn.
- Kiểm tra khóa cửa: Khi đóng cánh cửa, khóa không bị kẹt. Sau khi đóng cửa cầm tay khóa, giật cũng như đẩy nhẹ, nếu cánh bị lắc thì đục khóa đã bị sai.
- Kiểm tra kích thước: Cánh cửa phải cách sàn tối đa khoảng 5 mm, cách khuôn cửa 2 mm. Tuyệt đối đừng để sát quá vì như vậy dễ bị xệ, chạm đất và khuôn
- Kiểm tra số lượng chìa cho mỗi khóa: Tùy loại nhưng thường phải từ 3-4 chìa
- Cửa nhôm kính: Không bị trầy xước, kéo nhẹ nhàng, silicon bơm ở mép kính và khung nhôm phải bóng phẳng và đều.
Cần kiểm tra kích thước cho sàn gỗ khi bàn giao
2.5. Kiểm tra nhà vệ sinh
- Hãy đóng hết đường thoát nước chậu và mở vòi nước cả nóng lẫn lạnh cho đầy rồi xả. Quan sát nếu nước thoát trước 1 phút, chứng tỏ đường ống thoát tốt, không bị tắc. Còn trên một phút phải xem lại
- Kiểm tra xi phông xung quanh có bị thấm nước hay không
- Không được có mùi nhà vệ sinh bốc lên
- Kiểm tra lượng phễu thoát sàn bao nhiêu. Thông thường nguyên tắc là tấm đứng riêng, sàn riêng
- Xả nước bồn cầu xem có bị thấm sàn không?
- Mở nắp két nước xem van phao có bị hở hay không? Nếu tắt vòi nước thì còn bị rỉ không?
- Kiểm tra xem có vòi xối nước không?
- Kiểm tra tất cả vòi xem có nước không? Áp lực nước có vừa chưa?
- Các điểm nối, chuyển ống...không bị rỉ nước, lung lay. Các khớp nối phải chặt, được gắn bằng băng keo chuyên dụng
- Kiểm tra đường cấp, thoát nước cho máy giặt
- Rọi đèn pin lên mặt đá xem chúng có bị nhám hay không?
- Vách kính nhà tắm: Đóng lại, mở nước ra, phun nước lên gioăng cửa xem chúng có hở không? Nước có bắn ra ngoài không? Nước ở trên sàn thoát nhanh không?
2.6. Tường, trần, ban công của căn hộ
- Kiểm tra tường nhà xem có bị nứt hay không? Nếu có, cần yêu cầu chủ đầu tư xử lý ngay
- Kiểm tra sơn tường, trần nhà xem có bị bẩn, xây xước hay sơn không phẳng?
- Kiểm tra ban công căn hộ xem có bị bẩn không? Phần thoát nước như thế nào? Tránh nước tràn vào gây hư hỏng.
2.7. Đo đạc, kiểm tra diện tích theo bản vẽ
Chủ đầu tư sẽ đưa bản vẽ với kích thước đo đã đánh ký hiệu cùng tư liệu đúng loại căn hộ của bạn. Mọi người hãy đo theo các kích thước yêu cầu trên bản vẽ, có thể tự điền vào file để tham khảo
Bản vẽ tốt nhất nên được in hay copy ra khổ A3 nhằm dễ nhìn, đánh dấu những nơi yêu cầu sửa được nhanh và chính xác hơn
3. Những giấy tờ, hồ sơ mà chủ đầu tư cần cung cấp
Những giấy tờ, hồ sơ mà chủ đầu tư cần cung cấp là gì?
Những giấy tờ, hồ sơ mà chủ đầu tư cần cung cấp là:
+ Bản vẽ hoàn công có dủ dấu đỏ của các bên đầu tư, nhà thầu, đơn vị giám sát thi công
+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng
+ Biên bản nghiệm thu phòng cháy chữa cháy
+ Biên bản bàn giao căn hộ
+ Chốt công tơ điện, nước (Nếu có)
+ Nhận chìa khóa cửa chính và các phòng phụ
4. Các hạng mục nên kiểm tra thêm
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy: có đủ đầu báo khói cũng như đầu xả nước không?
- Cảm nhận thang máy có hoạt động tốt không?
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Kinh nghiệm nhận bàn giao nhà chung cư. Hy vọng rằng, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hay, hữu ích sau khi đọc xong bài viết trên!
Đông Anh – Nơi an cư lạc nghiệp – Đầu tư sinh lợi lý tưởng
27/05/2019
Đông Anh là nơi phát triển trong tương lai có môi trường tự nhiên xanh sạch đẹp, không gian sống thoáng đãng, vùng đất cát lợi nhiều sinh khí, phong thủy hợp hòa, giống như Singapo thứ 2 ngay tại Hà Nội. Đông Anh phát triển phù hợp với quy luật chung của thế giới vì các đô thị lớn của thế giới hiện nay đều có xu hướng phát triển về hướng sân bay, cảng biển hay theo các con sông lớn.
Quy trình thực hiện thủ tục sổ đỏ ở Đông Anh
16/05/2021
Chúng tôi cung cấp dịch vụ sổ đỏ Đông Anh bao gồm : dịch vụ đo đạc, dịch vụ kiểm tra quy hoạch, tách hợp thửa đất, sang tên, chuyển nhượng, cho tặng, phân chia di sản thừa kế, cấp đổi sổ đỏ, đăng ký biến động, đăng ký xóa thế chấp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ao, vườn lên đất ở.