KINH NGHIỆM TƯ VẤN
Cách kiểm tra sổ đỏ, sổ hồng THẬT hoặc GIẢ và 6 lưu ý
1. Cách kiểm tra sổ đỏ, sổ hồng thật hay giả như thế nào?
Cách kiểm tra sổ đỏ như thế nào?
Theo quy định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng) có quy cách gồm 1 tờ 4 trang, in nền hoa văn hình trống đồng, với tông màu hồng cánh sen. Ở trang bổ sung thì mang nền trắng.
Khi muốn kiểm tra độ thật hay giả của sổ đỏ, bạn có thể kiểm tra bằng một số dấu hiệu nhận biết được quy định tại thông tư 23/2014/TT TT-BTNMT sau đây:
- Thông tin thửa đất được thể hiện ở trang số 2 trong sổ đỏ theo điều 6 của thông tư:
“1. Thửa đất số: ghi số hiệu của thửa đất trên bản đồ địa chính theo quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp sử dụng bản trích đo địa chính (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính) để cấp Giấy chứng nhận thì ghi số hiệu thửa đất trên bản trích đo; trường hợp trích đo địa chính một thửa đất thì số hiệu thửa đất được ghi "01".
2. Tờ bản đồ số: ghi số thứ tự tờ bản đồ địa chính có thửa đất cấp Giấy chứng nhận trong phạm vi mỗi đơn vị hành chính cấp xã. Trường hợp sử dụng bản trích đo địa chính để cấp Giấy chứng nhận thì ghi số hiệu tờ trích đo thửa đất.
3. Địa chỉ thửa đất: ghi tên khu vực (xứ đồng, điểm dân cư,...); số nhà, tên đường phố (nếu có), tên đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, nơi có thửa đất.
4. Diện tích: ghi diện tích của thửa đất bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông (m2), được làm tròn số đến một chữ số thập phân.
Trường hợp thửa đất có nhà chung cư thì Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu căn hộ chung cư chỉ ghi diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung của các chủ căn hộ theo quy định tại Điều 49 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).
5. Hình thức sử dụng được ghi như sau:
a) Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất (một cá nhân hoặc một hộ gia đình, hai vợ chồng, một cộng đồng dân cư, một tổ chức trong nước, một cơ sở tôn giáo, một cá nhân nước ngoài, một người Việt Nam định cư ở nước ngoài,...) thì ghi "Sử dụng riêng" vào mục hình thức sử dụng;
b) Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất thì ghi "Sử dụng chung" vào mục hình thức sử dụng;
c) Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận nhỏ hơn diện tích cả thửa đất và có hình thức sử dụng chung, sử dụng riêng đối với từng loại đất thì lần lượt ghi "Sử dụng riêng" và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng riêng kèm theo; ghi "Sử dụng chung" và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng chung kèm theo. Ví dụ: "Sử dụng riêng: Đất ở 120m2, đất trồng cây lâu năm 300m2; Sử dụng chung: Đất ở 50m2, đất trồng cây hàng năm 200m2".
6. Mục đích sử dụng đất được ghi theo quy định sau:
a) Mục đích sử dụng đất ghi thống nhất với sổ địa chính bằng tên gọi cụ thể với các loại đất như sau:
- Nhóm đất nông nghiệp gồm: "Đất chuyên trồng lúa nước", "Đất trồng lúa nước còn lại", "Đất trồng lúa nương", "Đất trồng cây hàng năm khác", "Đất trồng cây lâu năm", "Đất rừng sản xuất", "Đất rừng phòng hộ", "Đất rừng đặc dụng", "Đất nuôi trồng thủy sản", "Đất làm muối", "Đất nông nghiệp khác";
- Nhóm đất phi nông nghiệp gồm: "Đất ở tại nông thôn", "Đất ở tại đô thị", "Đất xây dựng trụ sở cơ quan", "Đất quốc phòng", "Đất an ninh", "Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp", "Đất xây dựng cơ sở văn hóa", "Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội", "Đất xây dựng cơ sở y tế", "Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo", "Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao", "Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ", "Đất xây dựng cơ sở ngoại giao", "Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác", "Đất khu công nghiệp", "Đất cụm công nghiệp", "Đất khu chế xuất", "Đất thương mại, dịch vụ", "Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp", "Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản", "Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm", "Đất giao thông", "Đất thủy lợi", "Đất có di tích lịch sử - văn hóa", "Đất có danh lam thắng cảnh", "Đất sinh hoạt cộng đồng", "Đất khu vui chơi, giải trí công cộng", "Đất công trình năng lượng", "Đất công trình bưu chính, viễn thông", "Đất chợ", "Đất bãi thải, xử lý chất thải", "Đất công trình công cộng khác", "Đất cơ sở tôn giáo", "Đất cơ sở tín ngưỡng", "Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa" hoặc "Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà hỏa táng" hoặc "Đất làm nhà hỏa táng" hoặc "Đất làm nhà tang lễ", "Đất có mặt nước chuyên dùng", "Đất phi nông nghiệp khác";”
- Quy định về mã vạch (điều 15, thông tư 23/2014/TT TT-BTNMT):
“1. Mã vạch được in tại cuối trang 4 khi cấp Giấy chứng nhận.
2. Mã vạch được dùng để quản lý, tra cứu thông tin về Giấy chứng nhận và hồ sơ cấp Giấy chứng nhận; nội dung mã vạch thể hiện dãy số nguyên dương, có cấu trúc dưới dạng MV = MX.MN.ST, trong đó:
a) MX là mã đơn vị hành chính cấp xã nơi có thửa đất, được thể hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam; trường hợp cấp Giấy chứng nhận cho khu đất nằm trên nhiều đơn vị hành chính cấp xã thì ghi theo mã của xã có phần diện tích lớn nhất.
Trường hợp cấp Giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì ghi thêm mã của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định vào trước mã của xã, phường, thị trấn nơi có đất;
b) MN là mã của năm cấp Giấy chứng nhận, gồm hai chữ số sau cùng của năm ký cấp Giấy chứng nhận;
c) ST là số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai tương ứng với Giấy chứng nhận được cấp lần đầu theo quy định về hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp một hồ sơ đăng ký mà ghi vào một Giấy chứng nhận không hết, phải ghi vào nhiều Giấy chứng nhận để cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 9 Điều 6 và Khoản 8 Điều 7 của Thông tư này thì các Giấy chứng nhận này được ghi chung một số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai đó.”
Cần kiểm tra mã vạch khi xem sổ đỏ
- Dấu hiệu mẫu và cỡ chữ thật (theo điều 16, thông tư 23/2014/TT TT-BTNMT)
“Điều 16. Mẫu và cỡ chữ thể hiện trên Giấy chứng nhận
1. Kiểu, cỡ chữ thể hiện trên Giấy chứng nhận thực hiện như sau:
a) Số hiệu, tên các mục và điểm được in theo kiểu chữ 'Times New Roman, Bold', cỡ chữ '13'; riêng các điểm được in kiểu chữ và số nghiêng;
b) Nội dung thông tin của các mục I, II, III, IV trên Giấy chứng nhận in theo kiểu chữ 'Times New Roman, Regular', cỡ chữ tối thiểu là '12'; riêng tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại mục I được in kiểu chữ 'Bold', cỡ chữ tối thiểu 13.
2. Màu của các chữ và số thể hiện trên Giấy chứng nhận là màu đen.”
2. 6 lưu ý bạn không thể bỏ qua khi kiểm tra sổ đỏ
Những lưu ý khi kiểm tra sổ đỏ là gì?
Khi tiến hành kiểm tra sổ đỏ, bạn cần ghi nhớ 6 lưu ý sau:
Thứ 1, thông tin chủ sở hữu ghi trong sổ đỏ
Bạn cần nhớ rằng, thông tin chủ sở hữu ghi trong sổ đỏ có thể là cá nhân, hộ gia đình hoặc các tổ chức dùng đất. Nếu trong trường hợp đất thuộc quyền sử dụng của nhiều cá nhân thì phải có tên của từng người. Do đó, khi kiểm tra sổ đỏ để mua nhà bạn hãy xem kỹ nội dung này. Đồng thời, chỉ làm việc với chủ sử dụng đất, họ bắt buộc phải tham gia vào giao dịch, nếu không cần sự ủy thác cho người khác một cách đúng pháp luật thì mới tiến hành việc mua bán nhà
Thứ 2, các thông tin về thửa đất
Một số thông tin về thửa đất như: Vị trí, số thửa, số bản đồ...đều được ghi theo số hiệu của chúng nằm trên bản đồ địa chính.
Bên cạnh đó, địa chỉ thửa đất sẽ phải bao gồm: Tên khu vực, số nhà, tên đường, đơn vị hành chính thuộc cấp xã/huyện/tỉnh nơi chứa mảnh đất đó
Thứ 3, diện tích thửa đất
Diện tích thửa đất sẽ làm tròn tới 1 chữ số theo hệ thập phân. Tuy nhiên, nếu đất có nhà chung cư thì trong giấy chứng nhận được cấp cho chủ sở hữu căn hộ chung cư sẽ chỉ ghi “diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung của nhiều chủ căn hộ”
Thứ 4, hình thức sử dụng đất
Hình thức sử dụng đất có thể sẽ là đất dùng chung hoặc riêng.
- Đất sử dụng chung: Là đất thuộc quyền dùng của nhiều người, nhiều hộ gia đình
- Đất sử dụng riêng: Chỉ 1 người đứng tên sở hữu mảnh đất đó được phép sử dụng
Hình thức sử dụng đất này sẽ được ghi thống nhất như trong sổ địa chính bằng 1 tên cụ thể với loại đất tương ứng. Ví dụ đất nông nghiệp, phi nông nghiệp…
Thứ 5, thời hạn sử dụng đất
- Với đất được giao, cho thuê: Được ghi thời gian theo quy định về giao đất
- Trường hợp nhà nước công nhận quyền sử dụng đất: Ghi thời hạn theo quy định của luật đất đao
- Trường hợp sử dụng đất có thời hạn: Ghi thời gian sử dụng đất từ ngày...đến…
- Trường hợp thời gian dùng đất ổn định: Ghi “lâu dài”
- Trường hợp đất ở có thêm vườn ao được công nhận thuộc phần đấy thì ghi "Đất ở: Lâu dài.”
Thứ 6, lưu ý về nguồn gốc đất
Cần xem xét các thông tin ghi trên giấy chứng nhận. Điều này vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp chúng ta hiểu hơn các thông tin cần thiết về nguồn gốc của đất. Nhằm từ đấy, đưa ra quyết định có nên tham gia giao dịch mua hay bán đất không
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Cách kiểm tra sổ đỏ, sổ hồng THẬT hoặc GIẢ và 6 lưu ý. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích sau khi đọc xong bài viết trên!
Đông Anh – Nơi an cư lạc nghiệp – Đầu tư sinh lợi lý tưởng
27/05/2019
Đông Anh là nơi phát triển trong tương lai có môi trường tự nhiên xanh sạch đẹp, không gian sống thoáng đãng, vùng đất cát lợi nhiều sinh khí, phong thủy hợp hòa, giống như Singapo thứ 2 ngay tại Hà Nội. Đông Anh phát triển phù hợp với quy luật chung của thế giới vì các đô thị lớn của thế giới hiện nay đều có xu hướng phát triển về hướng sân bay, cảng biển hay theo các con sông lớn.
Quy trình thực hiện thủ tục sổ đỏ ở Đông Anh
16/05/2021
Chúng tôi cung cấp dịch vụ sổ đỏ Đông Anh bao gồm : dịch vụ đo đạc, dịch vụ kiểm tra quy hoạch, tách hợp thửa đất, sang tên, chuyển nhượng, cho tặng, phân chia di sản thừa kế, cấp đổi sổ đỏ, đăng ký biến động, đăng ký xóa thế chấp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ao, vườn lên đất ở.