Thành lập Cụm Công nghiệp Liên Hà 2, Dục Tú, Thụy Lâm

  • Thứ hai , 00:19 Ngày 25/11/2019
  • Ngày 21/10, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5836/QĐ-UBND về việc Thành lập Cụm Công nghiệp Liên Hà 2, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

    Theo đó, Cụm công nghiệp Liên Hà 2, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, diện tích 20ha, gồm các ngành nghề hoạt động chủ yếu: Tập trung thu hút doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ, mộc dân dụng, trạm khắc mỹ nghệ, sơn mài,... các ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác theo hướng công nghiệp sạch, phù hợp với Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030; dịch vụ hỗ trợ cụm công nghiệp (kể cả xăng dầu)...

    Việc xây dựng Cụm công nghiệp Liên Hà 2 nhằm xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan Cụm công nghiệp Liên Hà 2 đáp ứng yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và môi trường theo quy định; ưu tiên phát triển mô hình cụm công nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng thời, phục vụ di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong xã Liên Hà và khu vực lân cận nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ trong khu dân cư, phát triển nghề, làng nghề ở địa phương.

    Thông tin Cụm công nghiệp Liên Hà 2

    Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là Công ty CP Phát triển Đầu tư xây dựng Việt Nam, ô CN 6, Khu công nghiệp Nguyên Khê, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Tổng mức vốn đầu tư Cụm công nghiệp Liên Hà 2 khoảng 426,776 tỷ đồng, trong đó, vốn tự có của chủ đầu tư: 213,388 tỷ đồng (50%); Vốn huy động và vốn vay: 213,388 tỷ đồng (50%). Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Từ Quý IV/ 2019 đến Quý IV/ 2021.

    Vị trí Cụm công nghiệp Liên Hà

    1. Vị trí Cụm công nghiệp Liên Hà

    Thông tin Cụm Công nghiệp Dục Tú

    Vị trí Cụm công nghiệp Dục Tú

    2. Vị trí Cụm công nghiệp Dục Tú

    Cùng ngày, UBND TP Hà Nội cũng đã ban hành Quyết định số 5837/QĐ-UBND về việc thành lập Cụm Công nghiệp Dục Tú, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, có diện tích 15ha, ngành nghề hoạt động chủ yếu: Tập trung thu hút doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ, mộc dân dụng, trạm khắc mỹ nghệ, sơn mài,... các ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác theo hướng công nghiệp sạch, phù hợp với Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030; dịch vụ hỗ trợ cụm công nghiệp (kể cả xăng dầu)...

    Mục tiêu nhằm xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan Cụm công nghiệp Dục Tú đáp ứng yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và môi trường theo quy định; ưu tiên phát triển mô hình cụm công nghiệp theo hướng hiện đại; Phục vụ di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ họp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong xã Dục Tú và khu vực lân cận nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ trong khu dân cư, phát triển nghề, làng nghề ở địa phương.

    Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là Công ty CO Đông Thành Hà Nội, tổ 47, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Tổng mức vốn đầu tư Cụm công nghiệp khoảng 336,78 tỷ đồng, trong đó, vốn tự có của Chủ đầu tư: 101,03 tỷ đồng (30%); Vốn huy động và vay của các tổ chức tín dụng: 235,75 tỷ đồng (70%). Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Từ Quý IV/2019 đến Quý IV/2021.

    Thông tin Cụm công nghiệp Thụy Lâm

    Vị trí Cụm công nghiệp Thụy Lâm

    3. Vị trí Cụm công nghiệp Thụy Lâm

    Trước đó, UBND TP Hà Nội cũng đã ban hành Quyết định số 5838/QĐ-UBND về việc thành lập Cụm công nghiệp Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

    Cụm công nghiệp Thụy Lâm, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội có diện tích 17ha với ngành nghề hoạt động chủ yếu: Tập trung thu hút doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ, mộc dân dụng, trạm khắc mỹ nghệ, sơn mài,... các ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác theo hướng công nghiệp sạch, phù hợp với Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030; dịch vụ hỗ trợ cụm công nghiệp (kể cả xăng dầu)...

    Cụm công nghiệp Thụy Lâm nhằm xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan Cụm công nghiệp Thụy Lâm đáp ứng yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và môi trường theo quy định; ưu tiên phát triển mô hình cụm công nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng thời, phục vụ di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong xã Thụy Lâm và khu vực lân cận nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ trong khu dân cư, phát triển nghề, làng nghề ở địa phương.

    Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là Công ty TNHH Tập đoàn xây dựng Thanh Bình, thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam. Tổng mức vốn đầu tư Cụm công nghiệp khoảng 326,243 tỷ đồng, trong đó, vốn tự có của nhà đầu tư (30%): 97.872.900.000 đồng; Vốn huy động và vốn vay (70%): 228.370.100.000 đồng. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Từ Quý IV/2019 đến Quý IV/2021.

    Phía Bắc bao gồm các quận, huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm: Ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin, cơ khí, sản xuất ô tô, công nghiệp vật liệu mới, hóa dược - mỹ phẩm, dệt may; đẩy mạnh liên kết vùng và hai hành lang kinh tế; gắn với hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng.

    Đối với các cụm công nghiệp mang đặc thù tiểu thủ công nghiệp làng nghề: Không gian, quỹ đất phát triển các cụm công nghiệp bố trí xen lẫn trong các không gian phát triển các loại hình khác do đặc thù sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề có mối quan hệ hữu cơ với sản xuất nông nghiệp, đời sống sinh hoạt của nhân dân tại các làng nghề do vậy không thể bố trí không gian quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp với quy mô lớn như loại hình cụm công nghiệp tập trung.

    Đối với các cụm công nghiệp nằm trong vành đai xanh: định hướng tiếp tục phát triển có chọn lọc một số cụm công nghiệp để bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống dân sinh, kết hợp du lịch; Phát triển có tính quá độ (có thời hạn), có kiểm soát, đặc biệt là kiểm soát mạnh về môi trường, theo tiêu chuẩn “Vành đai xanh” của Thành phố; Các cụm công nghiệp này sẽ chuyển đổi mục đích ban đầu khi tự thân không còn hiệu quả kinh tế - xã hội. ( Trích quyết định Số: 1292/QĐ-UBND về việc quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020 có xét đến năm 2030 )

    Quyết định thành lập Cụm công nghiệp Thụy Lâm

    Quyết định thành lập cụm công nghiệp Dục Tú

    Quyết định thành lập cụm công nghiệp Liên Hà 2

    Theo hanoi.gov.vn

    Bài viết liên quan
    • Dự án xung quanh đường dẫn cầu Tứ Liên
    • Dự án xung quanh đường dẫn cầu Tứ Liên

      22/11/2024

      Trong phạm vi 2 bên đường dẫn tương lai sẽ hình thành các khu đô thị như Vinhomes Cổ Loa, khu đô thị G 12, G 13, G 14, G 15, khu công viên văn hóa Cổ Loa, khu sinh thái gần chỗ nút giao với Vành đai 3 và đặc biệt đó là Trung tâm hội nghị quốc gia được Vingroup xây dựng mang tầm quốc tế